Kỹ năng sống

Một loại nước cực bổ dưỡng nhưng có thể làm tăng đường huyết rất nhanh: Người khỏe mạnh tránh lạm dụng, người bị tiểu đường nên hạn chế

Dữ liệu lớn về y tế năm 2018 cho thấy có 90 triệu bệnh nhân đái tháo đường ở Trung Quốc và trung bình cứ 30 giây lại có một người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.

Đường huyết là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng cơ thể. Đường huyết quá cao là biểu hiện trước khi bệnh tiểu đường khởi phát, nếu đường huyết của người bệnh duy trì ở mức cao trong thời gian dài thì sớm muộn gì bệnh tiểu đường cũng sẽ đến cửa. Ngược lại, đường huyết quá thấp sẽ gây chóng mặt, tức ngực, hồi hộp và yếu chân tay. Vì vậy, cố gắng giữ đường huyết ổn định chính là cách để chúng ta phòng tránh những rủi ro cho sức khỏe.

Tuy nhiên không ít người đang có những hành vi, thói quen gây nguy hiểm cho đường huyết mà chẳng hay như có những thói quen chăm sóc sức khỏe sai lầm, trong đó có việc lạm dụng uống nước mật ong. Nếu bạn đang phạm phải điều này thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ gõ cửa nhà bạn.

Một loại nước cực bổ dưỡng nhưng có thể làm tăng đường huyết rất nhanh: Người khỏe mạnh tránh lạm dụng, người bị tiểu đường nên hạn chế - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Từ xưa đến nay, mật ong luôn được coi là một món quà kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Nước mật ong không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch, dưỡng ẩm đường ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết độc tố và chất thải trong cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón...Dù vậy, cái gì quá cũng đều không tốt, nước mật ong không nên lạm dụng vì sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh tiểu đường.

Mật ong là chất ngọt tự nhiên, được cấu tạo chủ yếu từ nước và hai loại đường fructose, glucose. Theo Trung tâm dữ liệu thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mật ong có từ 30-35% glucose và khoảng 40% fructose và các thành phần còn lại là các loại đường khác và một lượng nhỏ (khoảng 0,5%) vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Mỗi thìa mật ong chứa khoảng 17 gram carbohydrate và 60 calo. 

Một loại nước cực bổ dưỡng nhưng có thể làm tăng đường huyết rất nhanh: Người khỏe mạnh tránh lạm dụng, người bị tiểu đường nên hạn chế - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Vì mật ong thuộc nhóm carbohydrate (chất bột đường) nên có thể tác động đến lượng đường trong máu khi tiêu thụ. Do đó, giống như bất kỳ chất tạo ngọt nào khác, mật ong cần được dùng điều độ. Bệnh nhân tiểu đường nếu thường xuyên sử dụng mật ong sẽ làm cho lượng đường trong máu gia tăng rất nhanh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dùng nước mật ong như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Mật ong tuy nhiều dưỡng chất quý nhưng cũng đừng vì vậy mà dùng quá liều. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng từ 10-30g mật ong nguyên chất. Thời gian uống nước mật ong nên là 30 phút sau khi thức dậy, uống sau khi đã sử dụng một cốc nước lọc. Khi pha nước mật ong không được cho thêm đường. Và mùa hè là thời điểm tốt nhất để sử dụng mật ong, để phát huy tối đa tác dụng giải độc, ngăn ngừa đột quỵ, nhuận tràng.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi mua mật ong nên chọn mật ong nguyên chất, không thêm đường. Có thể thưởng thức nó an toàn khi tiêu thụ điều độ như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh như chế độ ăn giàu chất xơ từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nên lưu ý hàm lượng carbohydrate tổng thể trong bữa ăn khi dùng mật ong để không lạm dụng gây tăng đường huyết.

Một loại nước cực bổ dưỡng nhưng có thể làm tăng đường huyết rất nhanh: Người khỏe mạnh tránh lạm dụng, người bị tiểu đường nên hạn chế - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Bệnh nhân bị tiểu đường tuyệt đối không nên tiêu thụ một lượng lớn mật ong chỉ để bổ sung vitamin và khoáng chất bởi có thể khiến bệnh tình trầm trọng thêm. Ngoài ra, mật ong không được khuyên dùng đối với người thừa cân, người lớn tuổi … Nếu muốn sử dụng mật ong mỗi ngày, cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng.

Một lưu ý nho nhỏ nhưng rất quan trọng khi dùng mật ong đó là không nên pha mật ong với nước sôi. Nguyên nhân là vì mật ong rất giàu enzyme, vitamin và khoáng chất, thói quen pha mật ong với nước quá nóng không chỉ khiến chúng bị biến vị mà còn phá hoại nhiều thành phần dinh dưỡng có trong mật ong. Do đó, tốt nhất chỉ nên pha mật ong với nước ấm 350C.

(Tổng hợp)

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

NHNH khẳng định không "siết" tín dụng nhưng tại sao vay mua nhà vẫn khó?

Đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định vẫn khuyến khích nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chỉ kiểm soát chặt việc cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng thực tế phân khúc được rộng cửa cho vay hầu như không có cung mới, trong khi phần lớn nguồn hàng đang có trên thị trường đều thuộc "lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro".

Tạp dề có khả năng "hút" khí CO2

TTO - Một nhà hàng ở Stockholm, Thụy Điển, đang yêu cầu nhân viên mặc những chiếc tạp dề có khả năng hút khí CO2, một trong những khí gây ra hiện tượng nhà kính và làm Trái đất nóng lên.

Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Mong ngân hàng sớm "bơm" tiền

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), gói hỗ trợ lãi suất 2% lần đầu tiên sử dụng ngân sách nhà nước này có quy mô lớn triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại. Hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp đang mong được tiếp cận sớm gói hỗ trợ này với những ưu đãi như tiết giảm điều kiện và được giải ngân sớm để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, sớm thoát khỏi khó khăn sau đại dịch.

Hàng dài danh sách cán bộ ‘dính chàm’ trong vụ Việt Á

Quá trình điều tra vụ án ‘thổi giá’ kit xét nghiệm COVID-19 liên quan Công ty Việt Á, đến nay các cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam hàng chục cán bộ thuộc Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Sở Y tế, CDC và bệnh viện các tỉnh và tiến trình điều tra vẫn đang tiếp diễn.