Chứng khoán

Một cổ phiếu tăng 46% sau hơn một tuần

Kết phiên 13/6, cổ phiếu TVP của CTCP Dược phẩm TV.Pharm ( UPCoM:TVP ) có giá 78.900 đồng/cp, tương đương tăng 46,1% sau hơn một tuần. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên khoảng 1.040 đơn vị.

Cổ phiếu này giao dịch lần đầu tiên trên sàn UPCoM ngày 17/8/2017.

Dược phẩm TV.Pharm tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thành lập năm 1992. Đến năm 2003, công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình CTCP. Hoạt động chính của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc, hóa dược, dược liệu; đồ uống không cồn và nước khoáng; bán buôn đồ dùng khác cho gia đình và bán buôn đồ uống.

Vốn điều lệ doanh nghiệp là 110,9 tỷ đồng. Trong cơ cấu cổ đông, CTCP Dược Aikya nắm giữ 86,4% vốn điều lệ, tương đương 9,6 triệu cổ phiếu.

Xét kết quả kinh doanh năm trước, doanh thu thuần đạt 760,2 tỷ đồng, tăng 44,6% so với năm 2020. Giá vốn hàng bán là 506,9 tỷ đồng, tăng mạnh hơn với 50,1% nên biên lợi nhuận giảm từ 35,8% còn 33,3%.

Lãi chênh lệch tỷ giá gấp 2,5 lần lên 2,5 tỷ đồng nên doanh thu tài chính đạt 7,7 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2029. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 40,6% lên 9,7 tỷ đồng, bởi chi phí chiết khấu thanh toán tăng từ 4,2 tỷ đồng lên 6,6 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng, lần lượt là 41,1% và 27%, lên 128,1 tỷ đồng và 29,7 tỷ đồng.  

Kết quả, đơn vị ghi nhận lãi sau thuế 80,3 tỷ đồng, tăng 33,6% so với thực hiện năm 2020. Lãi cơ bản trên cổ phiếu là 6.165 đồng, cùng kỳ 4.618 đồng.

Một cổ phiếu tăng 46% sau hơn một tuần - Ảnh 1.

Tính đến cuối năm trước, quy mô tổng tài sản TV.Pharm tăng 7,2% so với đầu năm, đạt hơn 466 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm 82,3% tương đương 383,3 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn trị giá 210,8 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ.

Hàng tồn kho tăng 12,2% lên 148,8 tỷ đồng, do nguyên vật liệu và thành phẩm đều tăng lần lượt 35,9% và 156,7%, lên 97,6 tỷ đồng và 43,9 tỷ đồng.

Tiền và các khoản tương đương tiền đạt 20,3 tỷ đồng, tăng 26%. Trong đó, doanh nghiệp giảm lượng tiền mặt từ 16 tỷ đồng xuống 10,2 tỷ đồng, và tăng các khoản tương đương tiền – là tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng tại ngân hàng thương mại và hưởng lãi suất 3 - 4,7%/năm từ 102,2 triệu đồng lên 10,1 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, công ty không có nợ vay tài chính dài hạn. Vay ngắn hạn giảm 32,2% còn 45,9 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 80,3 tỷ đồng, vốn cổ phần 110,9 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 140,6 tỷ đồng.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Khảo sát: Eurozone sẽ

Kết quả cuộc khảo sát Monetary Analysts của ECB cho thấy kinh tế khu vực eurozone sẽ tăng trưởng chậm trong quý II và sẽ tăng cao hơn trong hai quý còn lại của năm 2022.

Biệt thự nghỉ dưỡng biệt lập giữa khu rừng ô liu

Được bao phủ bởi rừng cây ô liu xanh mướt, công trình với lối kiến trúc Địa Trung Hải mang đến cái nhìn mới về sự an dưỡng. Hoạ tiết vân đá thiết kế bao quanh phần tường phía ngoài tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Khoảng sân trời được đặt ở vị trí trung tâm giúp điều hoà nhiệt độ và lưu thông không khí cho toàn bộ không gian sống.

Đầu tư cổ phiếu nào khi lạm phát nguy cơ tăng cao?

“Bóng ma” lạm phát phủ đỏ thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam. Nhà đầu tư bán tháo khiến các chỉ số thị trường và giá cổ phiếu lao dốc. Vậy yếu tố lạm phát này tác động như thế nào đến sức khỏe doanh nghiệp cũng như là thị trường chứng khoán?