Xã hội

Lý do nào khiến không khí ở Hà Nội ô nhiễm hơn TP.HCM?

Tóm tắt:
  • Ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao hơn TP.HCM do điều kiện thời tiết bất lợi, nhất là cuối năm.
  • Nguyên nhân chính gồm bụi đường, khí thải từ xe cũ và hoạt động xây dựng.
  • Thời gian ô nhiễm xảy ra chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
  • Điều kiện địa hình và khí hậu, cùng với ô nhiễm từ hoạt động đốt rác cũng góp phần.
  • Để giảm ô nhiễm, cần kiểm soát hoạt động xây dựng, giao thông và giáo dục cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là vấn đề đã hình thành trong nhiều năm gần đây, tập trung chủ yếu ở 2 khu vực kinh tế trọng điểm. Đó là khu vực phía Bắc (xung quanh vùng Thủ đô Hà Nội) và khu vực phía Nam (xung quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh).

Lý do nào khiến không khí ở Hà Nội ô nhiễm hơn TP.HCM?- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành

"Mức ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao hơn TP.HCM do điều kiện thời tiết bất lợi, đặc biệt là những ngày cuối năm. Thành phần chính gây ô nhiễm được cơ quan chuyên môn và giới chuyên gia xác định, chủ yếu là bụi đường, bụi PM10 (các hạt vật chất dạng rắn hoặc lỏng, có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet, lơ lửng trong không khí) và bụi mịn PM2.5 (những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống). Thời điểm ô nhiễm không khí chủ yếu xảy ra vào các tháng mùa Đông-Xuân (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Có 4 nguyên nhân chính, trong đó nguồn phát thải từ hoạt động giao thông là nguyên nhân trực diện nhất, bao gồm: Bụi đường; khí thải từ phương tiện giao thông cũ, nát; xe tải chạy dầu DO cũ; xe chở vật liệu xây dựng (đặc biệt là tại Hà Nội). Từ hoạt động sản xuất công nghiệp mà trọng tâm là các nhóm ngành sản xuất như vật liệu xây dựng, ximăng; nhà máy nhiệt điện; sản xuất sắt thép", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành chia sẻ.

Trong đó, đối với hoạt động xây dựng, theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nguồn phát thải này được hình thành trong quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến các công trình không che chắn, không có biện pháp ngăn bụi phát tán.

Nguyên nhân nữa là các hoạt động đốt hở; đốt rác; phụ phẩm nông nghiệp; hoạt động dân sinh. Thực tế thời gian qua cho thấy hoạt động này diễn ra phổ biến tại các điểm tập kết rác; đốt rơm rạ ngoài cánh đồng sau thu hoạch; đốt sinh khối để sưởi ấm; nướng thực phẩm khu vực ẩm thực; đốt vàng mã.

Một yếu tố khác được Thứ trưởng Thành đề cập là điều kiện địa hình và khí hậu, thời tiết bất lợi cũng là tác nhân gây ô nhiễm không khí.

"Hà Nội nằm trong vùng khí hậu gió mùa, bao quanh là dãy núi cao phía Tây, độ ẩm cao; ít mưa; nghịch nhiệt; không gió gây nên hiện tượng chất ô nhiễm không thể khuếch tán, lắng đọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến mức ô nhiễm ở Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là những ngày cuối năm, Tết Nguyên đán ô nhiễm hơn do tăng hoạt động sản xuất, hoạt động giao thông”, Thứ trưởng Thành nhấn mạnh.

Muốn kiểm soát ô nhiễm không khí, các đô thị lớn cần phải làm gì?

Trước thực trạng trên, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị, trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các đô thị lớn cần kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động xây dựng như: Tổ chức giám sát các công trình xây dựng (xây dựng khu đô thị; khu nhà cao tầng; công trình giao thông; công trình công cộng, công ích; công trình cải tạo mặt đường, vỉa hè), bắt buộc che chắn bụi, phun nước giảm bụi.

Lý do nào khiến không khí ở Hà Nội ô nhiễm hơn TP.HCM?- Ảnh 2.

Mức ô nhiễm ở Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh do điều kiện thời tiết bất lợi, đặc biệt là những ngày cuối năm.

Cùng với đó là quản lý chặt chẽ hoạt động giao thông theo hướng quy hoạch tuyến đường cho xe tải, kiểm soát xe cũ, tăng cường giao thông công cộng; tăng cường vệ sinh đô thị thông qua các giải pháp như rửa đường, quét bụi, lắp đặt hệ thống giàn phun nước tại các tuyến giao thông chính.

Ngoài ra, các địa phương cần kiểm soát đốt rác, phụ phẩm nông nghiệp thông qua việc siết chặt quản lý đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch, khuyến khích tái chế rơm rạ; quản lý chặt đốt sinh khối để sưởi ấm, nướng thực phẩm ngoài trời, đốt vàng mã; phân công và giám sát thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện, xã.

Giải pháp tiếp theo là kiểm soát nguồn khí thải công nghiệp bằng các giải pháp như giám sát tự động khí thải từ các nhà máy, xử lý nghiêm vi phạm. Đặc biệt là nâng cao ý thức cộng đồng như tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu.



Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng - bài 3: Phá "cục máu đông" để cất cánh

TP - TPHCM được xem là điểm sáng cho sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp (DN) tư nhân. Các DN mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền, cải thiện chính sách cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính để vươn mình trở thành những đơn vị dẫn dắt ở các lĩnh vực, khối ngành kinh tế.

HVN nâng cao tỷ lệ đội mũ đạt chuẩn qua chuỗi chương trình Trao mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một

Ngày 28 tháng 3 năm 2025 – Honda Việt Nam tổng kết chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một trên toàn quốc năm học 2024 – 2025”. Đây là chuỗi chương trình do Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện.