Khởi nghiệp

Loship bất ngờ tìm kiếm khoản vay tài chính sau khi huy động hàng chục triệu đô năm 2021: "Mùa đông" sắp đến với thị trường vốn mạo hiểm?

Startup giao hàng Loship đang muốn tìm kiếm các khoản vay tài chính, thay vì đi gọi vốn.

"Trong thời điểm không chắc chắn như hiện nay, các công ty đang chuyển sang ưu tiên việc tồn tại, thay vì gây quỹ. Và tài trợ bằng nợ là một lựa chọn khôn ngoan để (kéo dài) thời gian hết tiền", một nguồn tin thân cận với công ty chia sẻ với tờ Deal Street Asia.

Trong năm 2021, mặc ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Loship đã thực hiện tới 3 vòng gọi vốn. Hồi tháng 2/2021, ứng dụng giao hàng này gọi vốn thành công từ nhà đồng sáng lập Skype Jaan Tallinn thông qua Quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings.

Đến tháng 8, Loship hoàn thành vòng gọi vốn Pre-Serie C trị giá 12 triệu USD, được dẫn dắt bởi BAce Capital và Sun Hung Kai. Theo báo cáo của DealStreetAsia, vòng đàm phán này đã định giá Loship là 100 triệu USD. Tuy nhiên, CEO Nguyễn Hoàng Trung từ chối xác nhận.

Đến tháng 10, một nguồn tin cho biết Loship đang trong quá trình đàm phán với quỹ đầu tư Daiwa Securities Group và một số nhà đầu tư khác để huy động 50 triệu USD cho vòng Serie C.

Loship bất ngờ tìm kiếm khoản vay tài chính sau khi huy động hàng chục triệu đô năm 2021: Mùa đông sắp đến với thị trường vốn mạo hiểm? - Ảnh 1.

Founder, CEO Nguyễn Hoàng Trung

Tuy nhiên, việc chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn vay tài chính cho thấy sự thay đổi chiến lược của Loship trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bất ổn. Cách đây không lâu, Y Combinator - vườn ươm khởi nghiệp công nghệ thành công nhất thế giới cũng gửi email tới tất cả các nhà sáng lập trong danh mục đầu tư và nhấn mạnh về việc cần chuẩn bị cho suy thoái kinh tế.

""Mùa đông" sắp đến với thị trường vốn mạo hiểm. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư cũng sẽ có xu hướng giải ngân chậm lại, tập trung hỗ trợ các startup trong danh mục thay vì đổ tiền thêm vào các công ty mới. Về phía doanh nghiệp, đây không phải là thời gian để đốt tiền mở rộng quy mô, mà cần tập trung vào long mạch, tức tìm được công thức bán hàng, tạo doanh thu tiền để tồn tại", ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech chia sẻ với chúng tôi.

Phương thức vay cũng được Tiki áp dụng gần đây. Tháng 5/2022, truyền thông đưa tin Ngân hàng lớn thứ hai Hàn Quốc, Shinhan Financial Group vừa tuyên bố quyết định mua lại 10% cổ phần tại công ty thương mại điện tử Tiki. Tập đoàn sẽ cân nhắc đầu tư tổng cộng 40 triệu USD vào Tiki. Tuy nhiên theo nguồn tin của chúng tôi, khoản đầu tư của ngân hàng thực chất là khoản cho vay, với lãi suất 10%/năm.


Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Giá biệt thự, nhà phố tại TP.HCM tăng cao kỷ lục chạm ngưỡng 700 tỷ đồng

Chuyên gia bất động sản cho biết, nhu cầu đầu tư phân khúc nhà phố, biệt thự lớn trong khi số lượng sản phẩm có giới hạn đã đẩy giá bán tăng cao chót vót. Giá sản phẩm trung bình 200-400 triệu đồng/m2, đặc biệt có những sản phẩm biệt thự lên đến 700 tỷ đồng/căn, tạo ra mặt bằng giá mới trên thị trường biệt thự TP.HCM.

Trả ơn như tỷ phú: Cậu bé nghèo được giáo viên trả giúp 20 tệ học phí, sau trở thành tỷ phú quay về tặng thầy cả căn nhà và nội, ngoại thất

Chúng ta lớn lên trong một môi trường rộng lớn, mặc dù mỗi người đều tồn tại như một cá thể độc lập nhưng không thể tránh khỏi những lúc cần tới sự giúp đỡ của người khác. Vì vậy nếu điều kiện cho phép, hãy làm một số việc nhỏ trong khả năng của mình để giúp đỡ những người khó khăn.

Cận cảnh biệt thự "hóa rừng" trong khu đô thị sinh thái Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát

Mặc dù có mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, trên diện tích rộng lớn nhưng dự án Khu đô thị sinh thái Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) lại chậm triển khai nhiều năm, trong khi các biệt thự xây xong thì bỏ hoang, xuống cấp khiến UBND TP Hà Nội phải yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát.

"Nhiều cơ hội thúc đẩy lĩnh vực F&B"

Chuyên gia Eddy Malesky - Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế (DCID) tại ĐH Duke, Mỹ cho rằng lĩnh vực F&B ở Việt Nam đa phần quản lý theo kinh nghiệm, nên chưa tiếp cận với các xu hướng mới.