Doanh nhân

Kinh tế Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước

Tóm tắt:
  • Việt Nam đã khôi phục từ chiến tranh và đạt nhiều thành tựu trong kinh tế và xã hội.
  • Chính sách Đổi mới năm 1986 đã chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa sang thị trường.
  • Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO và ký nhiều hiệp định thương mại, thúc đẩy tăng trưởng GDP.
  • Dù đối mặt với khó khăn toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng tích cực những năm gần đây.
  • Dự báo GDP Việt Nam có thể đạt 2.500 tỷ USD vào năm 2045 nếu duy trì đà tăng trưởng hiện tại.

Bước ra từ chiến tranh và đi lên từ con số âm

Ngay sau ngày 30/4/1975, Việt Nam phải đối mặt với một thực tế khốc liệt: hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế kiệt quệ, người thất nghiệp, nghèo đói lan rộng, vật tư thiếu thốn, giá cả leo thang… Mục tiêu trọng yếu của nhà nước lúc đó là tái thiết đất nước, đảm bảo an sinh cơ bản, bảo vệ chủ quyền và giữ vững trật tự xã hội.

Tuy nhiên, đến năm 1986, chính sách Đổi mới được khởi xướng đã đặt nền móng cho một giai đoạn tăng trưởng mới. Việt Nam dần dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Kinh tế Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước - 1

Những thay đổi trong tư duy và thể chế kinh tế đã mở đường cho khu vực tư nhân phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài, gia tăng xuất khẩu và từng bước đưa người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói. Việt Nam giờ đây làm chủ được an ninh lương thực, xuất khẩu gạo cùng nhiều mặt hàng thiết yếu, từ đó bảo đảm được an sinh xã hội và đời sống người dân.

Trong chặng đường 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hàng loạt FTA và chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2007. Từ đó, nền kinh tế bước vào chu kỳ tăng trưởng cao, với GDP tăng đều đặn, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh và cơ hội việc làm lan rộng. Đây chính là thành quả lớn nhất của “kinh tế hòa bình” - một mô hình hướng đến ổn định, an ninh và tăng trưởng.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 193 quốc gia, vùng lãnh thổ; thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 12 quốc gia trên thế giới; ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương bao phủ hơn 60 nền kinh tế, bao gồm các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và RCEP. Việt Nam cũng là thành viên tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Giai đoạn 2020-2023, tình hình kinh tế, chính trị thế giới nhiều biến động phức tạp, cùng với đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước. Song tăng trưởng của Việt Nam vẫn có nhiều điểm tích cực so với nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Kinh tế Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước - 2

Nhiều công trình trọng điểm lớn đang được thực hiện

Nhiều công trình trọng điểm lớn đang được thực hiện

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 đạt 2,91% với quy mô kinh tế đạt hơn 343 tỷ USD. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm 2011-2020, song lại thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất trên thế giới trong bối cảnh đầy thách thức. Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp hơn 0,33% so với năm 2020. Theo giá hiện hành, GDP năm 2021 đạt trên 8,4 triệu tỉ đồng (khoảng 366 tỉ USD).

Năm 2022, thực hiện chủ trương "vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép", kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi ngoạn mục, GDP đạt 8,02% so với năm 2021, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Theo giá hiện hành, GDP năm 2022 ước đạt hơn 9,5 triệu tỉ đồng (khoảng 408 tỉ USD); năm 2023 ước đạt hơn 10,2-10,3 triệu tỉ đồng (trên 435-439 tỉ USD).

Đặc biệt, giai đoạn đại dịch Covid-19, thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cả nước đã huy động được nguồn lực lớn chưa từng có với gần 400.000 tỷ đồng.

Song song với đó, cả nước hoàn thiện khối lượng công việc rất lớn về hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông với hàng loạt tuyến cao tốc, đã làm thay đổi bộ mặt, tạo động lực lớn cho sự phát triển của đất nước.

Kinh tế Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước - 4

Cả nước hoàn thiện khối lượng công việc rất lớn về hạ tầng

Cả nước hoàn thiện khối lượng công việc rất lớn về hạ tầng

Việt Nam đã thoát nghèo và bước sang giai đoạn làm giàu

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD; GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động (tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,88% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2024 ước đạt 28,3%, cao hơn 1,1 điểm phần trăm so với năm 2023).

Kinh tế Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước - 6

Những con số nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024. Ảnh: Tổng cục thống kê

Những con số nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024. Ảnh: Tổng cục thống kê

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 3.692,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2023, cao hơn so với mức tăng 6,6% của năm trước đã phản ánh sự phục hồi tích cực của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Đến hết năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 2.037,5 nghìn tỷ đồng, bằng 119,8% dự toán năm và tăng 16,2% so với năm 2023. Còn tổng chi ngân sách lũy kế năm 2024 ước đạt 1.830,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán năm và tăng 5,7% so với năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta tiến sát mốc 800 tỷ USD, đánh dấu kỷ lục về ngoại thương Việt Nam. Cán cân thương mại xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp với 23 tỷ USD, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cho nền kinh tế… Có thể nói, Việt Nam đã thoát nghèo và bước sang giai đoạn làm giàu.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,42%, đóng góp 40,17%; khu vực dịch vụ tăng 7,70%, đóng góp 53,74%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước quý đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán năm và tăng 29,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 428,2 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán năm và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 17,0%. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,1 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước - 8

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm 2025. Ảnh: Tổng cục thống kê

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm 2025. Ảnh: Tổng cục thống kê

Cán cân thương mại hàng hóa 3 tháng đầu năm 2025 ghi nhận xuất siêu 3,16 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,76 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,92 tỷ USD.

Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” được xem như một quyết sách đột phá, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập để Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm có đoạn đề cập: “Hội nhập quốc tế phải phát huy hiệu quả mạng lưới các quan hệ đối tác đã được xác lập để gia tăng tin cậy chính trị, tranh thủ nguồn lực cho phát triển, giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình, tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Dự báo của nhiều tổ chức quốc tế nhận định, nếu duy trì được đà tăng trưởng như 3 thập niên vừa qua thì đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước, GDP của Việt Nam ước đạt khoảng 2.500 tỷ USD, GDP/người đạt khoảng 18.000 USD.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Xúc động hình ảnh đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt nhất 50 năm rời ga Hà Nội

Trên đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt có các cựu chiến binh, họ xúc động vì được sống lại giây phút thiêng liêng của dân tộc 50 năm trước. Ông Cao Hùng Nam - Trưởng tàu khách SE1 - cho biết: "Trong gần 20 năm gắn bó với ngành đường sắt, từng vận hành rất nhiều đoàn tàu phục vụ những sự kiện lớn của ngành, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là chuyến tàu lần này".

Tự hào vì được diễu binh 30.4 trong vòng tay triệu triệu con tim Việt Nam

'Khi khoác lên mình bộ đồng phục chỉnh tề, được diễu binh, diễu hành trong lòng TP.HCM, trong sự cổ vũ của hàng triệu triệu người dân, em thật sự rất xúc động, tự hào và biết ơn. Khoảnh khắc đó, em càng thấy lịch sử của một dân tộc Việt Nam thêm oai hùng, thấy được tình yêu nước mãnh liệt sục sôi trong mỗi người con đất Việt'.

Thời tiết ủng hộ đại lễ

Sáng nay 30.4, tại TP.HCM trời không mưa, thời tiết thuận lợi cho các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Trong những ngày nghỉ lễ tiếp theo, thời tiết ở các điểm đến nổi tiếng gần TP.HCM cũng "khéo chiều lòng" du khách.

Đun nóng mật ong có tốt?

Mật ong được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị thơm ngon và những lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc là việc đun nóng mật ong có làm mất đi giá trị dinh dưỡng của nó hay không.

Dấu ấn 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Năm nay (2025) cũng là dịp kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, ghi dấu nhiều bước tiến mạnh mẽ trong quan hệ hai nước.