Tài chính

Khối ngoại tiếp tục gom cổ phiếu ngân hàng giá rẻ

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước sang ngày giảm giá thứ 6 liên tiếp với cả ba chỉ số chính tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 14,51 điểm (1,05%) xuống 1.370,21 điểm, HNX-Index giảm 3,53% xuống 366,61 điểm và UPCoM-Index giảm 1,42% xuống 104,89 điểm.

Tại nhóm ngân hàng, sự phân hóa thể hiện rõ nét với 11 mã tăng giá, 2 mã đứng giá tham chiều và 14 mã giảm. Trong đó, MBB dẫn đầu xu hướng tăng ngày hôm nay khi xanh 1,7% lên 30.000 đồng/cp. Trước đó, MBB cũng là một trong số ít mã ngân hàng tăng giá trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

LPB tăng 1,6% sau hai phiên giảm sàn liên tiếp với thanh khoản ở mức cao. Cổ phiếu này đã đảo chiều ngoạn mục khi sáng nay có lúc giảm sàn, nhưng lực cầu bắt đáy mạnh vào đầu buổi chiều đã giúp LPB bật tăng hơn 3% rồi hạ nhiệt dần vào cuối phiên.

Tương tự, VIB cũng quay đầu tăng gần 1,6% trong phiên ATC dù đầu phiên sáng giảm sát mức sàn. Kết phiên, có hơn 1,5 triệu cổ phiếu VIB được giao dịch khớp lệnh, gấp hơn 2 lần ngày hôm qua.

Ngoài các mã kể trên, nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng từ 1% trở lên như BID, TCB, OCB, BAB, CTG.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM lại diễn biến khá tiêu cực với một loạt mã giảm sâu. Kết phiên, VAB giảm 5% xuống còn 11.400 đồng/cp; thậm chí có lúc cổ phiếu này mất hơn 8% xuống mức 11.000 đồng/cp.

Các cổ phiếu như VBB, ABB, SGB cũng đều giảm trên 4% cùng với NVB (-4,3% tại HNX) và SHB (-4,1% tại HoSE).

Về thanh khoản, SHB đã thay thế VPBank trở thành cổ phiếu có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất ngành với hơn 19 triệu đơn vị. Đứng kế sau là VPB (18,9 triệu cp), MBB (12,6 triệu cp), TCB (10 triệu cp), STB (9,9 triệu cp),…

Đáng chú ý, trong phiên chiều ghi nhận gần 23,2 triệu cổ phiếu HDB được trao tay theo phương thức thỏa thuận tại giá tham chiếu 25.750 đồng, giá trị gần 598 tỷ đồng.

Ngày hôm nay cũng tiếp tục chứng kiến xu hướng mua ròng của khối ngoại tại nhiều cổ phiếu ngân hàng như STB ( hơn 1,3 triệu cp), CTG (gần 1 triệu cp), LPB (hơn 650 nghìn cp),… Trong những phiên gần đây, khối ngoại đã mạnh tay mua vào một số cổ phiếu ngân hàng như STB, CTG,... khi giá lao dốc mạnh xuống vùng hấp dẫn.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Ưu ái cho bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng để trở thành cường quốc du lịch

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam muốn trở thành một cường quốc du lịch thì phải ưu ái cho loại hình bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng. Tháo gỡ khó khăn về pháp lý theo hướng tạo sự hấp dẫn về lợi ích để thu hút đa dạng nguồn vốn đầu tư chính là chìa khóa tạo ra động lực cho loại hình bất động sản này.

Thuê thám tử đánh cắp thông tin cá nhân chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Nhóm đối tượng thuê các công ty thám tử trên mạng xã hội điều tra các thông tin như CMND, CCCD, mẫu chữ ký, số điện thoại sử dụng dịch vụ internet banking của "con mồi tiềm năng" để làm giả giấy tờ tùy thân của họ, rồi ra ngân hàng làm thủ tục thay đổi mật khẩu tài khoản, từ đó chuyển tiền sang tài khoản khác hoặc trực tiếp rút tiền tại quầy giao dịch. Tổng số tiền các đối tượng chiếm đoạt lên tới hàng chục tỷ đồng.

Cơ hội và thách thức cho loại hình bất động sản nghỉ dưỡng phát triển

Theo chuyên gia, về tư duy phát triển hiện nay, vẫn coi bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là xa xỉ, là “con nuôi”, nên chưa thực sự quan tâm quy hoạch, xây dựng và phát triển bài bản. Khái niệm bất động sản du lịch chưa được nêu cụ thể trong các văn bản pháp lý ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản. Bất động sản du lịch hiện nay chịu sự điều chỉnh chung của nhiều hệ thống văn bản pháp lý khác nhau.