Xã hội

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 1.

Chiều 31/1, thông tin từ cơ quan chức năng TP. Huế cho biết, khu nhà thủy cung gắn với hình rồng khổng lồ tại hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, Huế) sẽ bị đập bỏ nhằm chỉnh trang công viên này sau nhiều năm trong cảnh hoang phế đến ma mị.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 2.

Cùng với việc đập bỏ ngôi nhà hình rồng khổng lồ nổi trên mặt hồ, đơn vị trúng đấu giá tài sản thanh lý trên đất tại khu du lịch Thủy Tiên còn tiến hành hạ giải nhiều vật kiến trúc, giải phóng mặt bằng một số vị trí khác phục vụ chỉnh trang khu vực công viên.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 3.

Ngay từ lối vào công viên, khu cổng chính to lớn bằng bê tông cốt thép trước đây đã bị hạ giải.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 4.

Đường dẫn vào công viên hồ Thủy Tiên đã được dọn dẹp thông thoáng.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 5.

Cây dại tại khu vườn tượng nghệ thuật thuộc công viên hồ Thủy Tiên đã được phát quang, vệ sinh, dọn dẹp.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 6.

Khu khán đài nhạc nước ở khu vực cuối nguồn của hồ Thủy Tiên đã bị giải tỏa.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 7.

Riêng khu nhà có hình rồng đồ sộ, với chiều cao 20m, dài khoảng 50m, đang trong thời gian chuẩn bị được triệt giải, phá bỏ.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 8.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 9.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 10.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 11.

Những ngày này, nhiều du khách, bạn trẻ, người dân Huế đã kéo nhau lên công viên hồ Thủy Tiên để tham quan kiến trúc rồng khổng lồ lần cuối.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 12.

Anh Hoàng Hải - một người dân Huế, bày tỏ tiếc nuối: “Hiếm nơi nào có kiến trúc rồng khổng lồ như ở hồ Thủy Tiên. Đập bỏ công trình này là điều đáng tiếc. Nếu giữ lại để tạo không gian kinh doanh cà phê, cùng các dịch vụ giải khát khác phục vụ người dân, du khách đến tham quan công viên cũng sẽ là điều hợp lý.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 13.

Tuy nhiên, có ý kiến khác lại cho rằng, dù đây là một “kiệt tác” kiến trúc rồng có một không hai tại Huế cũng như những nơi khác, đập bỏ công trình là điều đáng tiếc, nhưng phải làm để bàn giao mặt bằng sạch cho thành phố tổ chức thành công viên.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 14.

Được biết, công viên vui chơi, giải trí hồ Thủy Tiên do Công ty Du lịch Cố đô Huế xây dựng từ năm 2001, với tổng kinh phí 70 tỷ đồng. Tổ hợp công trình gồm nhiều hạng mục như nhà thủy cung, sân khấu nhạc nước, các trò chơi nước, đường dạo quanh hồ…

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 15.

Trong đó, nhà thủy cung với kiến trúc con rồng uốn lượn quanh nhà thủy tạ giữa mặt hồ là công trình nổi bật.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 16.

Năm 2008, Công ty Haco Huế trở thành chủ mới của khu du lịch, tiếp tục đầu tư nâng cấp dự án. Tuy nhiên, đến năm 2017, doanh nghiệp không còn khả năng hoàn thành dự án.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 17.

Theo thời gian, tổ hợp các công trình trở nên xuống cấp cũ kỹ, thay đổi màu sắc, rêu phong bao phủ, khiến nơi đây trở nên ma mị, đặc biệt là vào mùa đông âm u hay những lúc chiều tà. Tờ Huffington Post (Mỹ) từng có bài viết và hình ảnh ma mị về công viên hồ Thủy Tiên. Cũng từ đó, công viên hồ Thủy Tiên với hình rồng ma mị trở nên nổi tiếng, trở thành điểm tham quan du lịch đối với nhiều du khách hiếu kỳ.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 18.

Sau đó, dự án khu du lịch công viên hồ Thủy Tiên đã bị UBND tỉnh TT-Huế ra quyết định thu hồi đất và giao lại cho Sở TN&MT tỉnh quản lý. Tháng 9/2022, UBND TP. Huế đã thông qua chủ trương đầu tư chỉnh trang công viên hồ Thủy Tiên với tổng trị giá 20 tỷ đồng. Dự án chỉnh trang công viên hồ Thủy Tiên dự kiến hoàn thành, mở cửa phục vụ người dân, cộng đồng, du khách vào tháng 3/2023. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa thể triển khai do vướng bàn giao mặt bằng.

Kéo nhau lên công viên ‘kinh dị’ tại Huế ngắm rồng khổng lồ trước khi bị đập bỏ - Ảnh 19.

Theo ông Lê Như Chinh - Giám đốc Trung tâm Công viên Cây xanh Huế, khi triển khai dự án, tại công viên hồ Thủy Tiên sẽ có tuyến đường dạo dài 2km, rộng từ 4,5-6m chạy quanh hồ, bề mặt đường dạo được lát bằng đá granit. Cùng với đó là hệ thống đèn chiếu sáng, cấp thoát nước và những trang trí khác.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.

Tin vui với ngành sản xuất, PMI tháng 1 đã tăng trên ngưỡng 50 điểm

PMI tháng 1 ngành sản xuất Việt Nam đã quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng đầu năm, khi tăng lên mức 50,3 điểm so với 48,9 điểm của tháng 12. Kết quả chỉ số cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất cải thiện lần đầu tiên trong năm tháng, dù đây chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Tết đến rồi nhưng phải tiết kiệm thôi

Sức mua yếu, người dân thắt chặt chi tiêu là cảm nhận chung trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Ở khối doanh nghiệp, số liệu cho thấy 53.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, mức cao trong nhiều năm trở lại đây.