Tài chính

Hàng nghìn thùng container có liên quan đến Nga vẫn chưa "thấy ánh mặt trời", "trái tim" của kinh tế châu Âu đứng trước khủng hoảng

Trong thời gian bình thường, cảng Rotterdam của Hà Lan giống như một cỗ máy. Hàng trăm con tàu đến và đi mỗi ngày, và hàng chục nghìn thùng hàng được chất và dỡ từ những con tàu đó. Tất cả đều nhằm thúc đẩy nền kinh tế châu Âu hoạt động mạnh mẽ.

Tuy nhiên, ngay bây giờ, các lệnh trừng phạt đối với Nga đang giáng xuống hàng nghìn thùng container đó. Người quản lý cảng cho biết "trái tim" của nền kinh tế châu Âu đang dần bị phá vỡ bởi các biện pháp chống lại Moscow. Theo Giám đốc điều hành của Cảng Rotterdam, Allard Castelein, tất cả các thùng hàng hướng đến Nga đều cần được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo việc chuyển chúng đi sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt.

Nhiều cơ quan đang chú ý tới các tàu đến từ Nga, và một số lượng lớn các cảng và công ty vận tải biển cũng cho biết họ sẽ không tiếp tục xử lý hàng hóa cho quốc gia bị trừng phạt này sau căng thẳng với Ukraine. "Cơn ác mộng đang xuất hiện", ông Castelein, 63 tuổi, cho biết trong cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông tại World Port Center, Rotterdam.

Ngay cả trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và trong ngành vận tải container nói riêng hầu như đều phải gánh chịu sự hỗn loạn do Covid-19 gây ra. Lộ trình của tàu thuyền bị đảo lộn trong khi nhu cầu hàng hóa bùng nổ khiến nhiều dịch vụ không đủ khả năng để đáp ứng.

Hàng nghìn thùng container có liên quan đến Nga vẫn chưa thấy ánh mặt trời, trái tim của kinh tế châu Âu đứng trước khủng hoảng - Ảnh 1.

Allard Castelein, Giám đốc điều hành của Cảng Rotterdam

Trong số hàng nghìn bưu kiện của mỗi tàu cập cảng, "vài chục hoặc hàng trăm thứ có thể được gửi tới Nga", theo ông Castelein. "Chúng tôi cần phải rà soát lại và tháo dỡ để kiểm tra các thùng container trước khi chúng được phép xuất xưởng". Ông nhận xét: "Các phân đoạn kiểm tra đó có thể gây ra những hạn chế đối với không gian, nhân lực và thời gian", và cho biết thêm rằng cảng hiện có 4.500 container đã được tách riêng ra để kiểm tra, đây là một tình huống bất thường.

"Chúng tôi đang cố gắng giữ con số đó càng thấp càng tốt vì diện tích xưởng cũng rất hạn chế", ông Castelein nói. Ông cho biết cảng đã sẵn sàng tạo thêm một kho dự phòng nếu số lượng các thùng container liên quan đến Nga quá nhiều dẫn đến việc hết chỗ chứa. "Nhà kho Euromax có khả năng mở rộng và chúng tôi có thể tận dụng không gian đó", ông chia sẻ.

Nga là một phần quan trọng trong hoạt động của cảng, trong số khoảng 470 triệu tấn hàng được vận chuyển qua nơi này mỗi năm, khoảng 13% là hướng đến Nga. Trong số tất cả các container đi qua, 10% theo một cách nào đó được liên kết với quốc gia này.

Nga cũng xuất khẩu các mặt hàng như thép, đồng, nhôm và niken qua trung tâm Hà Lan, nhưng một phần quan trọng trong tổng khối lượng của cảng là liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Hiện tại, khoảng 30% dầu thô, 25% khí đốt tự nhiên hóa lỏng, 20% sản phẩm dầu và than đá của Nga được nhập khẩu qua Rotterdam, theo trang web của cảng.

Không có lệnh cấm chính thức nào ngăn cản việc mua hàng hóa năng lượng của Nga nhưng các chính phủ, cũng như các công ty châu Âu đang bắt đầu cắt giảm sự phụ thuộc và "điều đó sẽ phải trả giá đắt", theo ông Castelein. Ông nói: "Phần lớn các nhà máy lọc dầu trong khu vực này đã được tinh chỉnh dựa trên dầu thô của Nga", có nghĩa là ngay cả khi nguồn cung cấp được thay thế, hiệu suất và sản lượng nhiên liệu có thể không giống nhau.

Chính phủ Hà Lan đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng khả năng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của mình trong thời gian ngắn hạn. Công suất của nhà kho LNG tại cảng do công ty Nederlandse Gasunie và Koninklijke Vopak NV điều hành, dự kiến ​​sẽ tăng 30% -40% trước cuối năm, ông Castelein cho biết.

Nhưng những "tai ương" về năng lượng sẽ còn lâu mới kết thúc. Nếu các nước châu Âu từ chối yêu cầu của Nga trong việc mua khí đốt bằng đồng rúp và Điện Kremlin sau đó tạm dừng xuất khẩu năng lượng, "chúng tôi có thể gặp khó khăn", ông nói. "Các kho chứa khí đốt không được lấp đầy nên chúng tôi sẽ không tránh khỏi sự hỗn loạn".

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

7 lời khuyên giúp cha mẹ gắn kết với con cái

Khi phụ huynh mất kiểm soát với con trẻ thì họ cần xây dựng mối quan hệ đủ tốt với chúng để có thể chia sẻ những suy nghĩ, khó khăn, qua đó giúp đỡ kịp thời.

Mẹ nội trợ biến ban công 12m² thành “khu vườn nhiệt đới” với 250 chậu cây khiến ai nấy cũng phải xuýt xoa với tài chăm bón

Khu vườn ban công được chị Hạ quy hoạch theo lối lãng mạn tự nhiên, phân chia thành khu giải trí, khu trồng cây và lối đi nhỏ. Để tạo được trực quan tổng thể khu vườn trông thật tự nhiên, chị Hạ đã loại bỏ nền gạch để thay thế bằng sàn gỗ chống ăn mòn. Chậu cây cũng lựa chọn với gam màu xanh lá để dễ lẫn vào lá cây, tạo ra một khung cảnh tự nhiên bên ngoài ban công.

Nguồn oxy lỏng từ VNSTEEL hỗ trợ nhiều bệnh nhân COVID-19

Tính đến cuối tháng 3-2022, khoảng 300 tấn oxy lỏng đã từ các nhà máy thép của Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - VNSTEEL, Công ty CP Thép VICASA - VNSTEEL, Công ty CP Thép Thủ Đức chuyển đến các bệnh viện tại TP.HCM và các tỉnh miền Tây.

Cần làm gì để được cấp hộ chiếu vắc-xin Covid-19?

Tuần tới, người dân sẽ được cấp hộ chiếu vắc-xin Covid-19 với thông tin tương ứng số mũi tiêm đã nhập lên hệ thống tiêm chủng. Hộ chiếu vắc-xin được cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và PC-Covid.

Thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân, bất động sản tăng mạnh: Đạt xấp xỉ 40% dự toán ngay trong quý 1

Theo Tổng Cục Thuế, quý I/2022, tổng thu NSNN do cơ quan thuế quản lý ước đạt 389.320 tỷ đồng, bằng 33,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 105,3% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó thu nội địa ước đạt 374.581 tỷ đồng, bằng 32,7% so với dự toán, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021. Thu từ dầu thô ước đạt 14.739 tỷ đồng, bằng 52,3% so với dự toán, tăng 67,6% so với cùng kỳ.