Doanh nghiệp

Doanh nghiệp thép nào chịu tác động lớn nhất từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump?

Ngày 4/2, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết quả điều tra sơ bộ để chuẩn bị áp dụng thuế chống trợ cấp với các sản phẩm tôn mạ chống ăn mòn với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, Tôn Đông Á (Mã: GDA) và Hoa Sen (Mã: HSG) là hai doanh nghiệp có mức trợ cấp thấp nhất (xấp xỉ 0%). Trong khi đó, Hoà Phát (Mã: HPG) và Nam Kim (Mã: NKG) chịu mức trợ cấp tương đương nhau là 46,73%

Tiếp đó, chia sẻ với báo chí trong ngày 9/2, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh rằng ông dự định áp thuế 25% với tất cả các sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ, áp dụng với tất cả các quốc gia.

Trước đó, tháng 9/2024, Mỹ đã thông báo về việc tiến hành điều tra để lấy cơ sở và chuẩn bị áp thuế chống bán phá giá (CBPG) với tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam, mức thuế quan dự kiến từ 10-25%. Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được công bố trong tháng 4/2025.

Theo thống kê của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), hoạt động xuất khẩu tôn mạ tới thị trường Mỹ - Mexico đóng góp lần lượt 18,6%/26,2%/31,9% doanh thu của Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á trong 2024.

KBSV cho rằng các biện pháp thuế quan từ Mỹ sẽ có tác động tiêu cực chung lên triển vọng tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, tuy nhiên, Nam Kim sẽ chịu áp lực lớn nhất do mức trợ cấp cao và tỷ trọng doanh thu lớn từ Mỹ - Mexico.

 

Đối với Hoà Phát, doanh thu từ thị trường Mỹ - Mexico ước tính đóng góp 2,9% tổng doanh thu. Các chuyên gia phân tích cho rằng Hoà Phát sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất từ các biện pháp CBPG nhờ các sản phẩm thép thượng nguồn (thép xây dựng, HRC) được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa, kênh xuất khẩu đóng góp 30% tổng sản lượng.

Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu chính của Hoà Phát là các quốc gia thuộc ASEAN và châu Á như Malaysia, Indonesia (chiếm 40% doanh thu xuất khẩu).

Theo ước tính của KBSV, sản lượng HRC cần thiết để sản xuất tôn mạ cho Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á xuất khẩu đi Mỹ - Mexico trong 2024 ước tính đạt 450.000 tấn (giả định rằng các doanh nghiệp trên sử dụng HRC từ Hoà Phát và Formosa với tỷ lệ 50%/50%).

Nếu sản lượng xuất khẩu tôn mạ vào thị trường Hoa Kỳ của Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á giảm trung bình 25% trong 2025, nhu cầu tiêu thụ HRC hao hụt chỉ chiếm xấp xỉ 2% tổng công suất sản xuất của Hoà Phát trong kỳ.

Bên cạnh đó, Hoà Phát cũng có kế hoạch sử dụng HRC để sản xuất thép chất lượng cao như tanh lốp, thép dây hàn, lõi que hàn, cáp thang máy,...

Các chuyên gia phân tích đánh giá rủi ro sản lượng tiêu thụ HRC của Hoà Phát suy giảm do nhu cầu tiêu thụ củaHoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á bị ảnh hưởng từ thuế quan của Hoa Kỳ ở mức thấp.

Gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa để duy trì tăng trưởng

Xu hướng nội địa hóa đã diễn ra từ nửa cuối năm 2024 sau khi các thông tin về việc khởi xướng các cuộc điều tra chống bán phá giá thép lan rộng từ các nước.

So với vùng đỉnh quý I/2024, sản lượng xuất khẩu tôn mạ quý IV/2024 của Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á đã giảm lần lượt 19%, 31%, 28%. Sản lượng xuất khẩu thép xây dựng, HRC của Hoà Phát cũng giảm 45%.

 

Xu hướng này được hỗ trợ nhờ nhu cầu tiêu thụ trong nước quay trở lại, với động lực chính tới từ sự hồi phục của thị trường bất động sản dân dụng, các dự án đầu tư công tiếp tục được triển khai.

KBSV cho rằng các doanh nghiệp sản xuất thép với thị phần nội địa lớn sẽ có lợi thế trong việc duy trì đà tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ tập trung mở rộng sang các thị trường mới (khu vực chưa áp dụng hàng rào thuế quan với thép Việt Nam) để duy trì sản lượng tiêu thụ.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc sắp hửng nắng

Hôm nay (19/3), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm, rét hại, tuy nhiên từ trưa chiều, trời hửng nắng, nhiệt độ lên khoảng 21-23 độ. Từ 20/3, nền nhiệt tăng nhanh. Khu vực miền Trung hôm nay vẫn còn mưa rải rác. Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.