Tài chính

Cuối 2022, nguy cơ nợ xấu lên tới 6%

Cây đũa thần khắc chế nợ xấu sắp hết hạn

Tại Hội thảo “Cần Luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” ngày 19/2, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư kí Hiệp Hội Ngân Hàng cho biết, sau 5 năm thực hiện, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) mang lại nhiều kết quả. Đến cuối 2021, toàn hệ thống TCTD xử lý được trên 1.300 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD trong giai đoạn 2016-2021 được duy trì dưới mức 3%.

Cuối 2022, nguy cơ nợ xấu lên tới 6% - Ảnh 1.

Ngân hàng kiến nghị Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu có xu hướng tăng cao trở lại. Các TCTD dự đoán, nợ xấu sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2022 do dịch bệnh vẫn phức tạp, khó lường. Báo cáo tài chính hợp nhất của một số ngân hàng thương mại cho thấy, nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) trong năm 2021 tăng hàng nghìn tỷ đồng so với năm 2020.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đánh giá, nửa cuối năm 2022, các vấn đề về khung pháp lý có thể xoay chuyển theo hướng không có lợi cho vấn đề xử lý nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Cụ thể, Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực từ ngày 30/6/2022, và nếu không được gia hạn thì nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu theo Thông tư này sẽ được thể hiện rõ ràng hơn trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, khiến rủi ro nợ xấu khả năng tăng cao. Hơn nữa, Nghị quyết 42 cũng sẽ hết hiệu lực từ 15/8/2022 và khi đó thì toàn bộ cơ chế thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này cũng sẽ kết thúc.

“Trong trường hợp Nghị quyết 42 không được gia hạn hoặc luật hóa sẽ gây ra việc thiếu hụt các cơ chế xử lý hiệu quả nợ xấu. Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2016 - 2020. Do có độ trễ, nợ xấu nội bảng được dự báo có thể lên mức 2,3-2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022”, ông Lực cảnh báo.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng 1,9%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,79%. Nếu tính cả các khoản nợ đến hạn mà chưa trả được cơ cấu theo Thông tư 01, 03, 14 cũng như nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ này có thể tăng lên 7,31%.

Kiến nghị Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Trước nguy cơ bùng phát nợ xấu trở lại, ông Lực kiến nghị, Chính phủ xem xét đề xuất Quốc hội sớm tổng kết Nghị quyết 42, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan. Hoặc ít nhất là gia hạn, có điều chỉnh phù hợp Nghị quyết 42 theo hướng tiếp thu các mặt được, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi.

TS Châu Đình Linh, Giảng viên Đại học Ngân hàng TPHCM cho rằng, luật hóa Nghị quyết 42 là điều cấp thiết phải thực hiện khi mà ngày hết hiệu lực gần kề và hoạt động xử lý nợ xấu trong 5 năm qua có nhiều kết quả tích cực. Đồng thời, luật hoá Nghị quyết 42 sẽ giúp hệ thống ngân hàng chủ động hơn trong xử lý nợ xấu tồn đọng và còn là khung pháp lý vững chắc để giải quyết nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai.

Là một trong các TCTD, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam đề xuất, luật hóa Nghị quyết 42 để ngân hàng thoát cảnh “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”. Ngân hàng này đề xuất cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu đưa các nội dung về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42/2017/QH14 và các nội dung sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh vào ban hành thành Luật chuyên ngành về xử lý nợ xấu hoặc đưa các nội dung này vào thành một phần của Luật các tổ chức tín dụng. Từ đó tạo tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, giảm thiểu việc nhiều văn bản pháp luật có thể có sự trùng lặp về cùng vấn đề và cùng nội dung.

Các tin khác

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Đất nền khu vực này "đắt khách", sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới

Năm 2022, dự báo giá bất động sản tại Quảng Ngãi sẽ tăng bởi nhiều nguyên nhân, chủ yếu do chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao vì khung giá đất năm 2021 được điều chỉnh tăng; giá vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều tăng; thủ tục trong quá trình triển khai các dự án kéo dài do vướng mắc quy định của pháp luật dẫn đến tăng chi phí đầu tư. Cùng đó, nguồn cung giảm mạnh cũng là nguyên nhân khiến tăng giá.

Open Banking - Mô hình thúc đẩy ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng mở (Open Banking) đang dần trở thành hệ thống không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại hiện nay. Khi sử dụng hệ thống Open Banking, ngân hàng có thể cung cấp cho các tổ chức tài chính, các đối tác thứ ba khác, quyền truy cập thông tin dữ liệu mở hoặc truy cập bảo mật đến các dữ liệu đóng của một tổ chức hoặc khách hàng khi được phép thông qua Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) được bảo mật.

Môi giới làm ăn bát nháo, giá đất liên tục bị "thổi phồng"

Thời gian qua, môi giới bất động sản tại một số tỉnh, thành và Đồng Nai rất bát nháo. Các sàn giao dịch bất động sản mọc lên khắp nơi và số lượng người tham gia làm môi giới “cò đất” đông đúc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản ngày càng khó quản lý.

Vượt qua “ông lớn” Vietcombank, MSB đã làm gì để vươn lên top 3 bảng xếp hạng CASA, ngồi cùng mâm Techcombank và MBBank?

Hẳn ai quan tâm về lĩnh vực tài chính ngân hàng đều hiểu tỷ lệ Casa (Tiền gửi không kỳ hạn) quan trọng như thế nào với một nhà băng. Thậm chí, không quá lời khi có chuyên gia cho rằng nó có thể được coi là tỷ lệ quan trọng nhất của ngân hàng, quyết định rất nhiều đến vị thế, hiệu quả kinh doanh lâu dài của một ngân hàng.

Bắc Giang sắp có 2 khu đô thị gần 40ha

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành 2 Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị số 7 thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam và Khu đô thị Bắc Lý số 2, huyện Hiệp Hòa, tỷ lệ 1/500.

Hết đường khai gian giá mua bán bất động sản

Thực trạng hiện nay không ít giao dịch bất động sản đang khai gian giá mua bán nhà đất, giá thực tế cao hơn nhiều so với giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng. Kể từ sau khi Bộ Tài chính ban hành văn bản về việc chống thất thu thuế trong hoạt động mua bán bất động sản, nhiều tỉnh thành đã có động thái mới. Cùng đó, luật sư cho rằng, điều này sẽ gây rủi ro cao cho cả bên mua và bán, coi chừng "gậy ông đập lưng ông".