Doanh nghiệp

Cổ phiếu PAN kịch trần sau tin sắp triển khai huy động gần 1.600 tỷ để M&A, tái cơ cấu nợ

 Ảnh: PAN Group.

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn PAN (Mã: PAN) vừa công bố nghị quyết thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

PAN dự kiến phát hành thêm tối đa 188 triệu cổ phần, tương đương 90% số cổ phiếu đang lưu hành.

Trong đó, tập đoàn sẽ phát hành tối đa 83.557.990 cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 5:2.

Đồng thời, PAN dự kiến chào bán tối đa 104.447.375 cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cp. Tỷ lệ phát hành là 2:1. Mức giá phát hành chỉ bằng khoảng 66% thị giá cổ phiếu PAN chốt ngày 6/6 (22.800 đồng/cp).

PAN dự kiến sẽ thu được khoảng gần 1.567 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

825 tỷ đồng sẽ dùng để nâng tỷ lệ sở hữu tại 5 công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng tốt nhằm nâng cao lợi ích tổng thể cả tập đoàn và tạo điều kiện lựa chọn, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho từng công ty bằng việc chuyển nhượng vốn/phát hành mới tại các công ty tương ứng. 

 Danh mục công ty dự kiến nâng sở hữu của PAN Group. (Nguồn: PAN).

Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ dùng 400 tỷ đồng để M&A các công ty mới trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm, giúp hoàn thiện chuỗi giá trị.

100 tỷ đồng dùng để đầu tư ngắn và trung hạn vào các sản phẩm đầu tư an toàn, có lãi suất cố định nhằm tối ưu hoá nguồn vốn cho công ty.

Gần 187 tỷ đồng PAN sẽ dùng để trả nợ cho ngân hàng Vietcombank. 55 tỷ đồng còn lại được dùng để góp thêm vốn vào CTCP Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An theo kế hoạch phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu và dự kiến sử dụng nguồn vốn này để đầu tư hạ tầng mở rộng sản xuất kinh doanh. 

Thời gian sử dụng vốn cho các hoạt động nêu trên là trong quý IV/2022 và/hoặc ngay sau khi hoàn tất đợt chào bán. 

Sau hai đợt phát hành trên, vốn điều lệ của PAN dự kiến tăng từ 2.163 tỷ lên 4.043 tỷ đồng.

Sau thông tin thông qua việc triển khai phát hành tăng vốn, cổ phiếu PAN tăng kịch trần phiên sáng 7/6 lên 24.350 đồng/cp tính tới 10h20.

Diễn biến giá cổ phiếu PAN nửa năm qua. (Nguồn: TradingView). 

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

VDSC: Các đợt tăng bất ngờ là cơ hội tốt để cơ cấu danh mục theo hướng giảm tỷ lệ đòn bẩy, dành sức mua ở những phiên điều chỉnh của thị trường

Chuyên gia VDSC kỳ vọng các quỹ ETF như DCVFM VN Diamond hay Fubon FTSE có thể duy trì được trạng thái hút ròng trong ngắn hạn nhờ các yếu tố nội tại TTCK Việt Nam vẫn đang hấp dẫn hơn tương đối so với một số nước trong khu vực.

Doanh nghiệp bất động sản đứng trước áp lực trả nợ trái phiếu lớn trong 2-3 năm tới

Theo số liệu của FiinGroup, áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp địa ốc trong 2-3 năm tới là rất lớn. Hiện, quy mô trái phiếu doanh nghiệp của ngành Bất động sản khoảng 487 nghìn tỷ vào thời điểm cuối tháng 4/2022 và 63% giá trị này, tương đương với khoảng 305 nghìn tỷ đồng, sẽ có điểm rơi đáo hạn vào 3 năm tới đây (2022 – 2024).

Hợp tác khăng khít với Xiaomi, tại sao Digiworld chỉ phân phối một số sản phẩm Xiaomi chứ không bán đầy đủ tất cả các dòng?

Sau rất nhiều lần hứa hẹn, cuối cùng Digiworld cũng đã mạnh dạng phân phối TV của Xiaomi tại thị trường Việt Nam, bởi nhà máy của Xiaomi tại Việt Nam đã bắt đầu sản xuất TV. Đây là bước khởi đầu hứa hẹn cho việc Digiworld có thể phân phối nhiều sản phẩm hơn nữa trong hệ sinh thái của Xiaomi – đặc biệt là ở mảng gia dụng…

Kỳ vọng mới cho bóng đá Việt

Kế thừa di sản của HLV Park Hang-seo, tân HLV Gong Oh-kyun đang cùng U23 Việt Nam mang đến cho người hâm mộ những cảm xúc đầy hào hứng trong hành trình tham dự vòng chung kết Giải U23 châu Á