Doanh nghiệp

"Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất"

Tóm tắt:
  • Hội thảo khoa học về kinh tế Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội, nhấn mạnh sự cần thiết cải cách thể chế.
  • GS.TS Phạm Hồng Chương cho rằng năm 2024 sẽ có nhiều chuyển mình mạnh mẽ, nhưng nền tảng vẫn chưa vững chắc.
  • Khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong xuất nhập khẩu, nhưng đóng góp giá trị gia tăng vào kinh tế vẫn còn hạn chế.
  • Cải cách thể chế kinh tế được xem là rất quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% vào năm 2025.
  • Các chuyên gia đồng tình rằng cần đánh giá lại quyền sở hữu và chất lượng hệ thống pháp luật để thúc đẩy tăng trưởng.

Thời điểm quan trọng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong bối cảnh mới” sáng 10/4, GS.TS Phạm Hồng Chương - Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân - đánh giá, năm 2024 có thể coi là một năm sôi động của kinh tế trong nước với nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, nền tảng còn chưa vững chắc khi năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực. Khu vực FDI tiếp tục lấn át khu vực trong nước với 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và 63,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, nhưng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế còn chưa tương xứng. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nội địa còn khó khăn.

Theo ông Chương, mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% trong năm 2025 và cao hơn trong các năm tiếp theo đầy thử thách. Để đạt mục tiêu này, bên cạnh việc phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống thì việc xây dựng một hệ thống thể chế kinh tế phù hợp là hết sức quan trọng.

“Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường của mình nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn chuyển sang nhóm thu nhập trung bình cao vào năm 2030, hướng đến trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Nhìn tổng thể, thể chế kinh tế của Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa cải cách, để thực sự trở thành bệ đỡ cho giai đoạn phát triển tiếp theo”, ông Chương nhấn mạnh.

'Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất' ảnh 1

Các chuyên gia tại hội thảo ngày 10/4.

GS.TS Tô Trung Thành - Đại học Kinh tế Quốc dân - đã chỉ ra một số hạn chế về thể chế kinh tế của Việt Nam đang cản trở đà tăng trưởng kinh tế. Đó là nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết liên quan đến việc đảm bảo quyền sở hữu, chất lượng của hệ thống pháp luật kinh tế, sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh...

Về hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, pháp luật về phân cấp, phân quyền trong hành chính... cũng cần phải xem xét, điều chỉnh.

Gỡ nút thắt tăng trưởng kinh tế ra sao?

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bên cạnh những kết quả tích cực của nền kinh tế năm 2024 thì dấu ấn quan trọng trong năm đó là chúng ta đã nhìn nhận thẳng thắn về điểm nghẽn của điểm nghẽn là thể chế, quyết liệt thực hiện cải cách, tinh gọn bộ máy. Đặc biệt, vai trò của kinh tế tư nhân đã được công nhận, được định vị lại là động lực tăng trưởng quan trọng nhất, để từ đó có chính sách hỗ trợ phù hợp.

“Chúng ta đã có nhiều cột mốc quan trọng, nhưng quan trọng nhất là nhìn nhận được chính mình, đánh giá đúng năng lực thực sự của mình thì mới có thể thay đổi được”, bà Lan nhấn mạnh.

TS. Vũ Thành Tự Anh - Đại học Fulbright Việt Nam - cho rằng: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải thấu hiểu môi trường quốc tế. Việt Nam là quốc gia phụ thuộc rất nhiều môi trường quốc tế. Bây giờ môi trường này thay đổi chóng mặt, chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, chúng ta cần nỗ lực cơ bản tái cơ cấu nền kinh tế. Định vị lại khu vực đóng vai trò trọng tâm, đặt trả cho khu vực kinh tế tư nhân đúng vị trí của nó".

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Dự báo sốc về mức giá Bitcoin có thể đạt trong năm nay

Charles Hoskinson – nhà sáng lập Cardano và đồng sáng lập Ethereum – tin rằng Bitcoin sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm nay hoặc năm sau, lên tới 250.000 USD, nhờ sự ổn định của thị trường, lãi suất hạ và khả năng các "ông lớn" công nghệ tham gia thị trường tiền mã hóa.

Lý do nhiều người mua gom USD

Hôm nay (10/4), giá USD trên thị trường “chợ đen” vượt 26.200 đồng/USD. Nhiều người tranh thủ “gom” USD với kỳ vọng giá còn tăng mạnh từ nay đến cuối năm.

Ông Trump "đạp phanh" thuế quan, niềm tin Phố Wall vẫn trượt dốc

Chứng khoán châu Á bật tăng trong phiên 10/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn áp thuế mới với hàng loạt quốc gia. Tuy nhiên, niềm tin vào Phố Wall chưa trở lại khi các hợp đồng tương lai lao dốc, trái phiếu tiếp tục biến động và làn sóng bán tháo cổ phiếu Mỹ chưa dừng lại.