
Ông Phạm Nhật Vượng trả lời câu hỏi của cổ đông. Ảnh: VIC.
Trả lời câu hỏi của cổ đông, ông Vượng đi thẳng vào trọng tâm, đưa ra ba lý do chính.
“Lý do đầu tiên là khi chúng tôi bán cho Nvidia và Qualcomm đều có điều kiện kép là họ phải cam kết đầu tư và phát triển mạnh ở Việt Nam. Đó là lý do chính. Như thế Việt Nam có thể lôi được những doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ đến Việt Nam, tạo được cơ sở để phát triển nền tảng khoa học công nghệ cho Việt Nam. Họ phải mở các trung tâm nghiên cứu ở đây và phải dùng người Việt. Đó là cơ sở đào tạo để phát triển”, Chủ tịch Vingroup hé lộ.
Trong thương vụ với VinBrain, công ty này đã được chuyển nhượng cho tập đoàn công nghệ Nvidia vào cuối năm 2024. Còn với VinAI – sau khi tái cấu trúc thành Công ty Movian AI, 65% cổ phần đã được bán cho Qualcomm, như Vietnambiz đưa tin. Đây là hai tên tuổi lớn trong ngành công nghệ toàn cầu, và như ông Vượng nói rõ, điều quan trọng không nằm ở định giá.
“Còn câu chuyện để bán để có được một vài trăm triệu USD, số đó không phải thứ Vingroup quan tâm. Lý do thứ hai, việc của chúng ta tạo ra công ty không phải tạo ra tài sản để giữ. Việc chúng ta tạo ra để thúc đẩy phát triển. Cho nên đến khi đạt được một mức độ nào đó, chúng ta có thể bán để rồi tiếp tục đầu tư hàng chục, hàng trăm công ty như vậy.”
Không chỉ dừng lại ở việc thoái vốn, Vingroup đồng thời thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 150 triệu USD nhằm tiếp tục rót vốn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ trong nước.
Quan điểm của ông Vượng rất rõ ràng: “Cùng với câu chuyện thoái vốn, tôi đã lập ra quỹ đầu tư mạo hiểm 150 triệu USD để đầu tư vào công ty khởi nghiệp công nghệ. Ai trình được dự án tốt là theo. Cấp vốn hay đổi lãnh đạo không quan trọng, quan trọng nhất là phải có tương lai. Nếu có tương lai tôi sẽ bơm tiền vào.”
Từ câu chuyện VinBrain và VinAI, ông Vượng nhấn mạnh thêm một thông điệp lớn hơn: .