Bất động sản

Chủ tịch một doanh nghiệp BĐS than thở về môi giới Việt: "11h30 đêm tôi bị gọi điện hỏi mua nhà! Cụ già 80 tuổi cũng bị gọi điện! Sao lại đi yêu nghề đến thế?"

Chủ tịch một doanh nghiệp BĐS than thở về môi giới Việt: "11h30 đêm tôi bị gọi điện hỏi mua nhà! Cụ già 80 tuổi cũng bị gọi điện! Sao lại đi yêu nghề đến thế?" - Ảnh 1.

Bà Đinh Lê Hạnh – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Đinh Lê Group.

Đầu tư bất động sản công nghiệp ở Mỹ và Việt Nam, bà Đinh Lê Hạnh – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Đinh Lê Group than thở về tính chuyên nghiệp của các môi giới bất động sản Việt Nam.

Chia sẻ tại Diễn đàn thị trường bất động sản Việt Nam (VREF) 2024, nữ doanh nhân có hàng chục năm lăn lộn trong thị trường bất động sản công nghiệp kể về trải nghiệm bị dựng dậy hỏi mua nhà lúc nửa đêm.

"Bản thân tôi 11h30 đêm bị gọi điện hỏi mua nhà. Tôi phải hỏi lại cô đó là 'Em có thấy ai 11h đêm đi mua nhà không?' Tại sao mà yêu nghề đến thế? Như thế là rất vô duyên, không có ý thức", bà Hạnh nói.

Bà cho rằng người làm nghề môi giới bất động sản cần có trình độ và khả năng tư vấn, khi người có tiền vốn rất thông thái. Tuy nhiên, tình trạng môi giới qua điện thoại ở Việt Nam đang ở mức "loạn xạ", "tra tấn bất kỳ lúc nào".

Tình trạng môi giới qua điện thoại ở Việt Nam đang ở mức "loạn xạ", "tra tấn bất kỳ lúc nào".
Bà Đinh Lê Hạnh – Chủ tịch Đinh Lê Group

"Các cụ già 80 tuổi cũng bị gọi điện mua nhà. Như vậy rất buồn cười. So với môi trường của Mỹ, các nhà môi giới bất động sản hoạt động rất chuyên nghiệp, hoa hồng của họ rất rõ ràng, chủ nhà trích trả. Và chủ nhà không cần gặp khách mua".

"Cũng không có chuyện phải cải giá, gửi giá, mà là minh bạch. Họ có trang bán nhà, gửi hình ảnh, đặt lịch đi xem, và người môi giới là người phải có trình độ hiểu biết về pháp luật, tư vấn làm hợp đồng, đảm bảo an toàn. Tôi đi đầu tư nhà máy ở Mỹ, chưa bao giờ phải gặp người bán", bà Hạnh nói và góp ý rằng phía môi giới Việt Nam có thể quan sát và học hỏi.

Tiết lộ một dòng tiền đổ về gấp 3 lần dòng vốn FDI tại TPHCM

Chủ tịch một doanh nghiệp BĐS than thở về môi giới Việt: "11h30 đêm tôi bị gọi điện hỏi mua nhà! Cụ già 80 tuổi cũng bị gọi điện! Sao lại đi yêu nghề đến thế?" - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Chủ tịch Tập đoàn Đinh Lê Group cũng chia sẻ một dòng vốn rất lớn và hấp dẫn không kém vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kiều hối.

Theo số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kiều hối về Việt Nam mỗi năm trên 10 tỷ USD, như năm 2021 là 12,5 tỷ USD. Còn nếu theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư, trung bình 3 năm gần đây, Việt Nam nhận 17-18 tỷ USD kiều hối/năm.

Lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng gia tăng. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kiều hối năm 2023 gửi về Việt Nam có thể đạt 14 - 15 tỷ USD.

Tính riêng TPHCM, năm 2023, lượng kiều hối đạt khoảng 9 tỉ USD, gần gấp 3 lần dòng vốn FDI về thành phố này (3,4 tỉ USD), Phó chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chia sẻ trong một sự kiện diễn ra hồi cuối tháng 12/2023.

"Cứ ai có tiền thì điều nghĩ đến đầu tiên là mua nhà", bà Hạnh cho biết. Tuy nhiên, bà nhìn nhận chính sách cho người nước ngoài mua nhà của Việt Nam còn rất thận trọng, theo đó kéo theo thực tế là Việt kiều thường nhờ anh em họ hàng "đứng tên hộ".

Về câu chuyện hút dòng vốn từ nước ngoài nói chung, bà Hạnh khuyến nghị cần giải pháp đồng bộ, đặc biệt là minh bạch hóa.

"Ngay tại cửa khẩu, nơi sân bay hạ cánh xuống, nên có bộ quy chuẩn hướng dẫn luôn cho người nước ngoài chẳng hạn. Đừng để họ bị vướng vào vòng tư vấn rối tít, không biết tin ai được nữa, sẽ rất khổ", bà Hạnh nói.

"Qua quan sát, tôi thấy Việt Nam là điểm đến an toàn, chính trị ổn định, tín nhiệm của người Việt rất cao. Xét về thứ hạng châu Á thì người Việt rất được yêu quý, các sản phẩm của Việt Nam được thế giới đón nhận, và tôi cũng tin tưởng các bạn quốc tế đến Việt Nam rất yêu quý Việt Nam. Họ đã đặt hy vọng đến Việt Nam tìm kiếm lợi nhuận thì chúng ta đón nhận, thấu hiểu và giúp đỡ họ xây dựng một quê hướng thứ hai để họ làm ăn sinh sống ổn định. Đó chính là hướng cho thị trường bất động sản Việt Nam".

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.

Bất ngờ với nợ xấu của Big 4 ngân hàng

Nợ xấu đang là mối lo của toàn hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại nhóm Big 4 (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) cũng có xu hướng tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên sang quý 4 lại bất ngờ quay đầu giảm đáng kể.

Chủ tịch Agribank: Để cổ phần hóa, ngân hàng sẵn sàng bàn giao 29 mảnh đất còn vướng mắc

Chủ tịch Phạm Đức Ấn cho biết, Agribank sẵn sàng bàn giao nguyên trạng cho địa phương 29 mảnh còn vướng mắc để triển khai cổ phần hoá. Ngân hàng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo vấn đề này mà không chờ xử lý tổng thể sau khi Luật Đất đai mới được thông qua và có hiệu lực.