Khoa học

"Cha đẻ" Internet và các chuyên gia lo con người lệ thuộc AI

Tóm tắt:
  • Vinton Cerf lo ngại AI có thể khiến con người mất kỹ năng cốt lõi như đồng cảm và tư duy sâu.
  • Ông cảnh báo sự phụ thuộc vào AI có thể nguy hiểm nếu hệ thống gặp lỗi hoặc dừng hoạt động.
  • Cerf dự đoán AI sẽ trở thành phần thiết yếu trong cuộc sống vào năm 2035, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng.
  • Nhiều chuyên gia cho rằng AI có thể gây ra thay đổi tiêu cực đến trí tuệ xã hội và cảm xúc của con người.
  • Nghiên cứu cho thấy phụ thuộc vào AI có thể làm giảm khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của con người.

"Con người có thể ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ, vào hệ thống AI có thể bị lỗi hoặc làm sai", giáo sư Vinton Cerf nói với CNN. "Sẽ thật tuyệt khi chúng hoạt động tốt, nhưng khá nguy hiểm khi chúng bất ngờ dừng lại".

Vinton Cerf, 82 tuổi, và Bob Kahn là đồng tác giả của kiến trúc và chuẩn kỹ thuật của giao thức TCP/IP giúp Internet hoạt động. Ông hiện là Phó chủ tịch kiêm Trưởng nhóm truyền bá Internet của Google.

Giáo sư Vinton Cerf tại sự kiện ở Hà Nội tháng 12/2022. Ảnh: Phương Linh

Giáo sư Vinton Cerf tại sự kiện ở Hà Nội tháng 12/2022. Ảnh: Phương Linh

Theo ông, AI sẽ trở thành một phần tất yếu vào năm 2035. Trước thời gian đó, ông cho rằng mọi người sẽ sớm dựa vào các Tác nhân AI (AI Agent) - trợ lý kỹ thuật số có thể tự làm mọi thứ, từ ghi chú cuộc họp đến đặt bàn ăn tối, đàm phán hợp đồng kinh doanh phức tạp hoặc viết code.

Ông đánh giá AI Agent có thể giúp mọi người tiết kiệm thời gian và năng lượng trong công việc hàng ngày, đồng thời hỗ trợ các lĩnh vực như nghiên cứu y khoa. Tuy nhiên, việc lệ thuộc vào AI có thể xảy ra và thực sự nguy hiểm nếu chúng bất ngờ dừng hoạt động, hoặc làm sai nhưng tự che giấu hành vi.

"Cha đẻ Internet" nhấn mạnh công cụ AI có tính tự chủ cao cần phải được minh bạch, đồng thời có cách phân biệt bot AI trên môi trường trực tuyến. Theo ông, các công ty đang phát triển mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) cần tạo "dấu vết kiểm toán", cho phép người khác có thể "thẩm vấn" khi nào và tại sao công cụ của họ sai.

Trước đó, Đại học Elon (Mỹ) đặt câu hỏi cho 301 lãnh đạo công nghệ, nhà phân tích công nghệ, học giả... liên quan đến việc AI sẽ thay đổi cách con người suy nghĩ như thế nào. Hơn 200 người phản hồi, trong đó có giáo sư Cerf; Jonathan Grudin, giáo sư Đại học Washington và từng là quản lý lâu năm tại Microsoft; Charlie Firestone, cựu phó chủ tịch điều hành Viện Aspen; Tracey Follows, nhà tương lai học và CEO Futuremade; nhà tương lai học John Smart. Câu trả lời của họ được tổng hợp thành hơn 300 trang với tiêu đề Tương lai của con người, xuất bản ngày 3/4.

Trong số đó, 60% chuyên gia nói AI sẽ thay đổi khả năng của con người theo cách "sâu sắc và có ý nghĩa" hoặc "cơ bản, mang tính cách mạng" trong vòng 10 năm tới. 50% cho rằng AI sẽ tạo ra những thay đổi cho nhân loại theo hướng tốt hơn, nửa còn lại nghĩ theo hướng xấu đi.

Phần lớn dự đoán AI có thể gây ra thay đổi tiêu cực, như tác động đến trí tuệ xã hội và cảm xúc, khả năng và mong muốn suy nghĩ sâu sắc, sự đồng cảm, khả năng phán đoán đạo đức và sức khỏe tinh thần.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng năng lực của con người sẽ "trở nên tồi tệ" nếu lạm dụng AI trong các vấn đề như nghiên cứu và xây dựng mối quan hệ, dẫn đến "sự phân cực ngày càng mở rộng, bất bình đẳng ngày càng gia tăng".

"Tôi lo ngại sẽ có một nhóm thiểu số được hưởng lợi đáng kể từ những công cụ AI. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể từ bỏ các kỹ năng quan trọng như hành động, sự sáng tạo, khả năng ra quyết định khi phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo", nhà tương lai học John Smart viết.

Theo bà Follows của Futuremade, trong tương lai, việc tương tác của con người với AI sẽ vượt ngoài màn hình thiết bị, khi được tích hợp vào những không gian khác nhau. Chẳng hạn, khi vào một tòa nhà, AI sẽ lắng nghe mọi yêu cầu của con người và đáp ứng.

"AI thậm chí có thể thực hiện các hành động tử tế thay cho con người, như hỗ trợ về mặt cảm xúc, chăm sóc người già hay gây quỹ từ thiện", bà viết trong bài luận gửi Đại học Elon.

Richard Reisman, thành viên Quỹ Đổi mới Mỹ, cho rằng giai đoạn 2025-2035 sẽ là khoảng thời gian đánh dấu bước ngoặt quyết định liệu AI sẽ "làm tăng cường hay làm giảm nhân tính" của con người.

Đầu tháng 2, nhóm nhà nghiên cứu từ Microsoft và Đại học Carnegie Mellon cũng thực hiện một nghiên cứu với chủ đề: Người dùng AI trong công việc bị ảnh hưởng đến kỹ năng tư duy phản biện thế nào?. Kết quả cho thấy nếu quá lệ thuộc vào công cụ trí tuệ nhân tạo, con người có thể "mất khả năng thực hành phán đoán thường xuyên, giảm nhận thức, tư duy phản biện và lúng túng nếu có ngoại lệ xảy ra".

"Nói cách khác, khi phụ thuộc vào AI và để chúng suy nghĩ thay mình, khả năng tự giải quyết vấn đề của chúng ta sẽ kém hơn khi AI thất bại", báo cáo kết luận.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 217 218 219 220221

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4.

"Để đạt tăng trưởng cả năm trên 8% quý II, III và IV phải tăng 8,2%,8,3% và 8,4%"

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, để đạt được tăng trưởng trên 8% thì lần lượt quý II, III, và IV là 8,2%; 8,3% và 8,4%. Đây là mục tiêu rất thách thức, song Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không thay đổi mục tiêu tăng trưởng và quyết tâm phấn đấu đạt từ 8% trở lên trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm cử Đặc phái viên sang Mỹ đàm phán thuế quan

Tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tái khẳng định những thông điệp lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Mỹ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu... Tổng Bí thư Tô Lâm đã cử Đặc phái viên, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tới Mỹ.

Động lực nào thúc đẩy GDP quý I tăng cao nhất trong 6 năm qua?

GDP quý I năm nay ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,28%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm.