Doanh nghiệp

Cách giảm thiểu gian lận trong hoạt động logistics

Để thúc đẩy hoạt động logistics, các bên liên quan cần thiết lập một mạng lưới rộng lớn bao gồm các nhà cung cấp, nhà phân phối, đối tác giao hàng... Các hành động phi đạo đức của một bên liên quan có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh doanh. Nhiều người trong số họ làm tăng nguy cơ hối lộ và tham nhũng. Hệ thống nhượng quyền đang phát triển trong ngành logistics cũng dẫn đến sự gia tăng đáng kể các gian lận.

Hệ thống nhượng quyền đang phát triển trong ngành logistics cũng dẫn đến gian lận gia tăng. Ảnh: Như Quỳnh

Hệ thống nhượng quyền đang phát triển trong ngành logistics cũng dẫn đến gian lận gia tăng. Ảnh: Như Quỳnh

Các doanh nghiệp logistics dễ bị gian lận tài chính do khối lượng giao dịch cao. Việc kiểm tra để giám sát hoạt động gian lận là cần thiết, trong đó, các nhà cung cấp dịch vụ logistics nên làm việc với bên thứ ba. Đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận liên quan đến thanh toán, hàng tồn kho, rửa tiền... Nếu không có công nghệ xác minh mạnh mẽ và đánh giá sau rủi ro, những gian lận có thể không bị phát hiện trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Để tuân thủ các quy định pháp luật, các doanh nghiệp logistics phải tiến hành kiểm tra lý lịch tư pháp, kiểm tra tài chính, xác minh địa chỉ, kiểm tra KYC (biết rõ về hành khách)...

- Kiểm tra tài chính: Xác thực tài khoản ngân hàng, xác minh GST (thuế hàng hóa và dịch vụ), hồ sơ, các khoản thanh toán... Ngoài ra, cần xác định các thông số xác thực và kiểm tra chéo xem các doanh nghiệp đối tác giao dịch có đáng tin cậy hay không.

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu: Xác minh các đối tác bằng cơ sở dữ liệu độc quyền, bao gồm hồ sơ pháp lý, tiến án, tiền sự...

- Kiểm tra danh tiếng: Kiểm tra tham chiếu danh tính doanh nghiệp và ngăn chặn liên kết với các bên có dấu hiệu sai phạm.

- Kiểm tra địa chỉ: Bằng chứng địa chỉ để xác minh danh tính của khách hàng, đối tác kinh doanh của các doanh nghiệp logistics, đồng thời ngăn chặn các hoạt động gian lận và giao dịch kép.

Bên cạnh đó, logistics 3PL cũng cho phép các doanh nghiệp tận dụng các chuỗi cung ứng mới, cải thiện dịch vụ khách hàng và tiếp cận các thị trường mới chưa được khám phá. Nhưng điều này cũng có nghĩa phần lớn sự phát triển của họ phụ thuộc vào chính họ.

Do thị trường phân mảnh nên việc thẩm định kỹ lưỡng các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL rất quan trọng để doanh nghiệp logistics lựa chọn được đối tác phù hợp. Vì vậy, chủ sở hữu nhượng quyền logistics nên kiểm tra tham chiếu, mô hình kinh doanh, tình hình tài chính... của bên thứ ba.

Do sự phát triển và nhu cầu gia tăng, các công ty logistics cần thời gian quay vòng nhanh nhất để mở rộng quy mô nhanh chóng. Một sự chậm trễ nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và ăn sâu vào lợi nhuận. Trong đó, tự động hóa xác minh của bên thứ ba rất quan trọng để tăng tốc độ và khả năng mở rộng quy mô, ngăn chặn các lỗi trong logistics.

(theo Indian Retailer)

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

5 năm liên tiếp VietinBank dẫn đầu trong ngành chăm sóc khách hàng

Ngày 08/6 vừa qua, VietinBank vinh dự được Tạp chí tài chính Global Banking & Finance Review (GBAF - Vương quốc Anh) trao tặng Giải thưởng Trung tâm Dịch vụ khách hàng dẫn đầu Việt Nam 2022 - Leading Contact Center Vietnam 2022. Đây là năm thứ 5 liên tiếp (2018 - 2022) VietinBank vinh dự đón nhận giải thưởng uy tín này.

DXMD Vietnam lọt top sàn giao dịch BĐS tiêu biểu năm 2021

Vào tối ngày 25/6/2022, tại gala ngày hội môi giới BĐS Việt Nam do Hội BĐS Việt Nam (VARS) tổ chức tại TP biển Hạ Long, Công ty Cổ phần DXMD Việt Nam (DXMD Vietnam) đã được vinh danh là một trong những sàn giao dịch BĐS hàng đầu khu vực miền Nam dựa trên những tiêu chí vô cùng khắt khe của ban tổ chức đưa ra.

Cạn room tín dụng, đã đến lúc ngân hàng thay đổi "khẩu vị"

Đến tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Dù còn cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% nhưng nhiều ngân hàng ngay từ hồi cuối tháng 5 đã đồng loạt xin được cấp thêm hạn mức (room) tín dụng.