Dinh dưỡng

Bị tăng mỡ máu ăn khoai lang thay cơm được không?

Tóm tắt:
  • Khoai lang chứa chất xơ hòa tan và kháng tinh bột, giúp giảm cholesterol.
  • Với chỉ số đường huyết thấp hơn cơm, khoai lang làm tăng đường huyết chậm.
  • Không nên bỏ hẳn cơm, kết hợp khoai lang và gạo lứt để cân đối dinh dưỡng.
  • Nên ăn hạn chế, không quá 150g khoai lang mỗi bữa và chế biến đúng cách.
  • Kết hợp vận động, bổ sung rau xanh, cá béo và khám định kỳ để kiểm soát mỡ máu.

Trả lời:

Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ hòa tan và kháng tinh bột cao. Do đó, nhiều người bị tăng mỡ máu nghĩ cách bỏ cơm trắng, ăn hoàn toàn khoai lang để giảm cholesterol.

Khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) trung bình khoảng 55 khi luộc hoặc hấp, thấp hơn đáng kể so với cơm trắng (khoảng 73). Khi ăn loại củ này, đường huyết tăng chậm, cơ thể tiết insulin ít hơn, từ đó giảm nguy cơ gan tổng hợp triglycerid (chất béo trung tính) dư thừa - yếu tố góp phần hình thành mỡ máu. Khoai lang tím chứa anthocyanin - một nhóm chất chống oxy hóa có khả năng ức chế quá trình oxy hóa LDL (cholesterol xấu). Tuy nhiên, bạn không nên bỏ cơm hoàn toàn để chuyển sang ăn khoai lang vì dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng.

100 g khoai lang chỉ có 1,6 g protein, trong khi 100 g gạo trắng nấu chín cung cấp khoảng 2,6 g. Thiếu hụt protein và nhóm vitamin B (thường được bổ sung từ gạo) có thể làm giảm chuyển hóa lipid, gây mệt mỏi. Vị ngọt tự nhiên của khoai lang dễ kích thích cảm giác thèm, dẫn tới ăn quá mức và vô tình nạp nhiều năng lượng hơn mong muốn.

Người bị tăng mỡ máu mỗi bữa chỉ nên dùng tối đa 150 g khoai lang luộc (tương đương nửa chén cơm) kết hợp nửa chén cơm gạo lứt. Cách chia đôi này vừa tận dụng chất xơ khoai lang, vừa giữ đủ vitamin nhóm B ở gạo, đồng thời bảo đảm mức carbohydrate hợp lý để kiểm soát cân nặng và mỡ máu.

Người bị tăng mỡ máu cần sử dụng khoai lang với lượng vừa phải. Ảnh: Bảo Trần

Người bị tăng mỡ máu nên khoai lang vừa phải. Ảnh: Bảo Trần

Khi chế biến, bạn nên luộc hoặc hấp, tránh nướng hay chiên vì nhiệt khô và dầu làm GI tăng mạnh. Người cao mỡ máu cũng cần thêm 300 g rau lá xanh mỗi ngày, một thìa dầu ôliu nguyên chất và hai bữa ăn có các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá ngừ... giàu omega-3 mỗi tuần, giúp tăng cường HDL-cholesterol bảo vệ thành mạch máu.

Bạn có thể bổ sung tinh chất thiên nhiên như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ hỗ trợ điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần (đi bộ, chạy bộ, yoga, cầu lông...) để tăng HDL-C và cải thiện chuyển hóa lipid. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia góp phần giảm tổn thương mạch máu. Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần mỗi năm, kiểm soát cân nặng, duy trì chỉ số BMI hợp lý góp phần kiểm soát mỡ máu và huyết áp.


Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Mua lô đất bỏ hoang suốt 2 thập kỷ, bán gấp 10 lần tưởng đã lãi to, ai ngờ chỉ trong 3 tháng sau giá lại tăng thêm 8 lần nữa khiến người bán tiếc ngẩn ngơ

Mua 2 lô đất Mê Linh từ thời giá chỉ hơn 3 triệu đồng/m2, chị H. chốt lời thành công với giá 32 triệu đồng/m2, tăng gấp 10 lần giá vốn chị bỏ ra. Nhưng điều khiến chị không khỏi tiếc nuối là chỉ sau vài tháng, chủ mới đã bán tiếp với giá 54 triệu đồng/m2, nâng mức tăng lên tới 18 lần.

Giới siêu giàu Mỹ âm thầm làm điều này trước khi thị trường sụp đổ vì chính sách thuế của ông Trump

Khi thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo vì chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, một số tỷ phú Mỹ đã kịp thời bán tháo lượng lớn cổ phiếu ngay trước thời điểm thị trường sụt giảm, giúp họ hạn chế đáng kể thiệt hại tài sản.

MobiFone đảm bảo liên lạc thông suốt trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo an toàn thông tin liên lạc và chất lượng dịch vụ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, MobiFone đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án kỹ thuật, tăng cường năng lực mạng lưới trên toàn quốc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối tăng cao của người dân và du khách trong ngày hội lớn của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Có bà mẹ mất con vì ô nhiễm không khí

Đưa ra trường hợp có người mẹ mất con do mắc hen suyễn vì ô nhiễm không khí tại một hội nghị quốc tế mà mình tham dự gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng, chúng ta không thể phát triển trên một bầu trời còn khói bụi, cả hệ thống chính trị và cộng đồng phải vào cuộc để giảm thiểu ô nhiễm ở các đô thị lớn.