Xã hội

Bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng gần 10% trong quý I

Tóm tắt:
  • Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước.
  • Doanh thu tháng 3 đạt 570.900 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và 10,8% so với năm trước.
  • Doanh thu du lịch lữ hành tăng 25,1%, nhờ lượng khách quốc tế và nội địa tăng cao.
  • Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong quý I đạt 1.311,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng mức và tăng 8,8%.
  • Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 200,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,0% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 3 ước đạt 570.900 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu nhóm hàng vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 9,9%; lương thực, thực phẩm tăng 9,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,1%; hàng may mặc tăng 5,7%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 16,4%; du lịch lữ hành tăng 25,1% do lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2024 tăng 8,6%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,5% (quý I/2024 tăng 5,5%).

“Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao trong các kỳ nghỉ lễ, Tết đầu năm; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ”, Cục Thống kê lý giải.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành quý I các năm 2021-2025. (Nguồn: Cục Thống kê)

Cũng theo Cục Thống kê, trong quý I, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.311,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng mức và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 13,3%; lương thực, thực phẩm tăng 10,1%; may mặc tăng 6,9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,3%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Hải Phòng tăng 9,2%; Cần Thơ tăng 7,8%; Hà Nội tăng 7,2%; Đà Nẵng tăng 6,8%; TP HCM tăng 5,4%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 200,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 14,0% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Quảng Ninh tăng 20,1%; Đà Nẵng tăng 16,7%; Hà Nội tăng 14,9%; Hải Phòng tăng 14,6%; Khánh Hòa tăng 11,4%; Cần Thơ tăng 11,2%; TP HCM tăng 9,0%. 

Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 21,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của một số địa phương tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sau: Hà Nội tăng 23,5%; Đà Nẵng tăng 22,1%; Quảng Ninh tăng 20,9%; Bình Dương tăng 19,3%; TP HCM tăng 15,1%; Hải Phòng tăng 9,1%.

Doanh thu dịch vụ khác

Các tin khác

Thủ tướng: Cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu

Thủ tướng lưu ý các giải pháp cần làm để tăng trưởng GDP 8% trở lên; cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…

Thuế quan của ông Trump xóa sổ 5 nghìn tỷ USD khỏi Phố Wall

Chỉ trong vòng hai ngày, chứng khoán Mỹ đã mất 5.000 tỷ USD giá trị vốn hóa, kéo theo lo ngại nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái. Nguyên nhân chính đến từ quyết định tăng thuế mạnh tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến các nền kinh tế lớn phản ứng gay gắt, đẩy thị trường tài chính thế giới vào tình trạng hỗn loạn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.